ĐẶC ĐIỂM TOUR
- Tour trekking leo núi kết hợp chụp ảnh du lịch
- Lịch trình được thiết kế cho bạn yêu thích trekking dã ngoại và phong cảnh thiên nhiên
- Ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn biển ở VQG Núi Chúa
- Chinh phục đỉnh núi Chúa ở Ninh Thuận, nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam
TOUR TREKKING LEO NÚI CHÚA NINH THUẬN
- KHỞI HÀNH: 25.8.2023
- CHI PHÍ TOUR: 4.000.000 / thành viên (thành viên trên 18 tuổi)
- Đăng ký tham gia: Liên hệ An Bùi 0908.618.571. Victorbuian@gmail.com
LỊCH TRÌNH
NGÀY 1 - 25.8.2023: TPHCM / PHAN RANG
6h Đón đoàn ở Nhà văn hóa Thanh Niên, quận 1, TPHCM cổng đường Phạm Ngọc Thạch
6h30 Đón đoàn tại Cafe Ông Bầu Lexington, 67 đường Mai Chí Thọ, Phường An Phú, TP Thủ Đức (có bãi đỗ xe trong chung cư)
6h30 Đón đoàn tại Cafe Ông Bầu Lexington, 67 đường Mai Chí Thọ, Phường An Phú, TP Thủ Đức (có bãi đỗ xe trong chung cư)
Thưởng thức ly cafe Ông Bầu để khởi đầu thêm hứng khởi
6h30 Khởi hành đi núi Phan Rang, Ninh Thuận với thời gian di chuyển 5 tiếng
Ăn trưa nhà hàng địa phương
Chiều tham quan công viên đá Ninh Thuận trekking 4 km, ngắm hoàng hôn trên biển tại công viên đá
Ăn tối nhà hàng địa phương
Nghỉ đêm ở nhà nghỉ
NGÀY 2 - 26.8.2023: PHAN RANG / VQG NÚI CHÚA
Trekking Đá Hang – Suối Bà Cơ – Thung lũng Ô Lim (trekking 8 km, 6 h)
Sáng sớm đón bình minh trên biển tại Hang Rái thuộc vườn quốc gia Núi Chúa
Ăn sáng
8h00: Tập trung tại Trung tâm Giáo Dục Môi Trường VQG Núi Chúa
Xe trung chuyển sẽ đưa đoàn đến thôn Đá Hang (1 trong 9 thôn của người dân tộc thiểu số Raglai trên địa bàn VQG) đến hồ Nước Ngọt, bắt đầu cuộc hành trình “Chinh phục đỉnh Núi Chúa”
Đoàn ngang qua Hồ Am Dú – hồ thiêng của cộng đồng Raglai trong vùng, vừa là hồ nước ngọt lớn nhất vùng cung cấp nước cho các thôn trên địa bàn. Nghỉ mát tại suối làng Đá Hang cũ, tìm hiểu phương thức canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang và đời sống của đồng bào Raglai.
Ăn trưa dã ngoại tại suối Bà Cơ, nghỉ ngơi.
13h00: Tiếp tục cuộc hành trình. Cảm nhận cái nóng như “đổ lửa” trên đầu, nhấc từng bước chân lên những bậc thang dài hun hút như vô tận, luồn lách qua những bụi cây gai luôn chực chờ sẵn bên đường như muốn thử thách ý chí, sức mạnh của du khách. Đến thung lũng Ô Lim, đắm chìm trong không gian thơ mộng, chọn nơi dựng trại, sống ảo với những bức ảnh độc đáo, tắm suối.
Ăn tối giữa không gian thanh vắng, nghe tiếng suối chảy réo rắt dưới ánh sáng lập lòe của những chú đom đóm, cảm nhận một đêm lạnh giữa rừng sâu.
Ngủ đêm dã ngoại trong lều
NGÀY 3 - 27.8.2023: VQG NÚI CHÚA / TPHCM
Trekking chinh phục đỉnh núi Chúa – Thôn Cầu Gãy trekking (13 km, 8 h)
Thức dậy, đón bình minh giữa rừng, ăn sáng 7h30: Nhổ trại, tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Núi Chúa bằng việc leo 3 ngọn đồi (mỗi đồi cao 100m) để đến đích là đỉnh Núi Chúa. Trải qua một chặng đường dài với bao thử thách để nhận ra rằng bản thân có thể vượt qua mọi khó khăn khi dám đặt ra mục tiêu, đương đầu với nó để đi đến thành công.
Ăn trưa dã ngoại dọc suối.
13h00: Tiếp tục cuộc hành trình “hạ sơn” qua những đồi cây gai, những con dốc dựng đứng như muốn thử thách bước chân của du khách một lần nữa. Phần thưởng xứng đáng cho du khách ở gần cuối chặng đường là được ngâm mình trong dòng suối Lồ Ồ mát lạnh, xua tan cảm giác mệt mỏi sau một hành trình dài.
Đến thôn Cầu Gãy xe đón đoàn đi ăn tối
19h Khởi hành về lại TPHCM với thời gian di chuyển 5 tiếng
0h Dự kiến về đến điểm hẹn. Kết thúc tour leo núi Chúa Ninh Thuận
Lưu ý: lịch trình thực tế có thể thay đổi tùy tình hình thời tiết
BAO GỒM
- Chi phí tổ chức và dẫn đoàn
- HDV đi rừng của VQG Núi Chúa
- Porter theo phục vụ đoàn lều bạt, nấu ăn picnic trong rừng
- Xe riêng phục vụ suốt tuyến theo lịch trình
- Các bữa ăn: 3 bữa sáng, 3 bữa trưa, 3 bữa tối
- Một đêm nhà nghỉ tại Phan Rang
- Một đêm ngủ lều ở trong VQG Núi Chúa
- Nước uống trên xe
CHƯA BAO GỒM
- Các chi phí phát sinh khác
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ AN TOÀN TRONG CHUYẾN ĐI
CHUẨN BỊ HÀNH LÝ
Vì địa hình cung đường trekking dài và khó khăn đa phần là ở những nơi hoang sơ nên thường cung đường sẽ không có hỗ trợ mang vác trừ trường hợp bạn nhờ Porter mang hộ hành lý từ trước. Vì vậy, bạn sẽ tự chuẩn bị hành lý có cân nặng vừa phải để thuận tiện di chuyển
Để đảm bảo sức khỏe bạn chỉ nên chuẩn bị hành lý: đủ dùng, gọn gàng và phù hợp chuyến đi
CẦN CHUẨN BỊ CHO 2 NGÀY TREK (THỜI TIẾT KHÔNG QUÁ LẠNH)
2-3 áo thể thao, 1-2 quần thể thao, 1-2 quần dài trekking, 1 áo ấm, 1 áo khoác, 1 mũ rộng vành, 1 áo mưa nhẹ, 1 túi đồ cá nhân (đồ vệ sinh cá nhân, thuốc cá nhân), 1 bình nước cá nhân (nếu có), 1 giày, 1 dép, 2-3 vớ, điện thoại, xạc dự phòng, đèn pin, kem chống nắng / kem chống muỗi, đồ ăn nhẹ, Kính mát, balo nhỏ gọn <= 30 lít
QUY TẮC AN TOÀN KHI THAM GIA TREKKING THEO ĐOÀN
- KHÔNG vượt trước người dẫn đoàn, không đi sau người chốt đoàn.
- KHÔNG tự ý tách đoàn hay đi một mình
- KHÔNG ăn hoa quả trong rừng
HƯỚNG DẪN CÁCH LÊN DỐC AN TOÀN
- Để tránh mất sức và chấn thương bạn nên chú ý:
- Đi từng bước nhỏ, hướng mũi chân chếch chữ V để bám chắc hơn.
- Đi chậm, từ từ từng bước chắc chắn.
- Hơi khom lưng tới trước để giữ thăng bằng khi lên dốc.
- Chú ý hơi thở, thở đều để điều hòa cơ thể tránh thở dốc
- Nếu muốn dừng nghỉ: đứng tại chỗ hít thở đều khoảng 30s sau đó bước tiếp - Không nghỉ lâu.
HƯỚNG DẪN XUỐNG DỐC AN TOÀN
- Để tránh trượt té và chấn thương bạn nên chú ý:
- Đi chậm từng bước chắc chắn.
- Chân trụ để phía sau, bàn chân bước hướng ngang để giảm áp lực lên bàn chân.
- Chú ý bước vào các điểm trụ có bậc, có nền đất chắc.
- Không bước vào các điểm bùn lầy, sỏi đá nhỏ.
HƯỚNG DẪN CÁCH NGỒI NGHỈ
- Lựa chọn vị trí bằng, trống trải, kiểm tra xung quanh trước khi ngồi để tránh nguy hiểm.
- Đứng lại hít thở, sau đó ngồi từ từ xuống tránh bị ép tim.
- Duỗi thẳng chân khi ngồi để tránh chuột rút, căng cơ.
- Thở đều, người có hơi hướng nghiêng ra đằng sau để cơ ngực thoải mái hít thở.
HƯỚNG DẪN CÁCH UỐNG NƯỚC
- Chỉ uống khi thấy khát và uống từ từ từng ngụm nhỏ.
- Trong quá trình di chuyển không nên uống quá nhiều nước, tác hại của việc uống quá nhiều sẽ làm loãng máu, cơ thể sẽ bài tiết nhiều hơn mang theo lượng khoáng chất thoát ra ngoài làm mất sức, dễ gây tình trạng sốc hông.
- Không sử dụng nước từ suối/hốc đá nếu chưa được kiểm tra bởi HDV
- Hạn chế sử dụng các loại nước tăng lực, nước ngọt vì nó có thể khiến bạn cảm thấy khát hơn.
Gió như phang
Nắng như rang
Lên đỉnh núi Chúa
Lội suối, băng rừng
Tắm suối thư giãn
Cắm trại tại vườn quốc gia Núi Chúa
THÔNG TIN THÊM VỀ TREKKING VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA
Hướng dẫn đường đi VQG Núi Chúa:
Vị Trí
Núi Chúa nằm trong khu rừng độc đáo, đặc trưng cho hệ sinh thái khô hạn ở Đông Nam Á, với khí hậu khô cằn không kém gì châu Phi.
Khí Hậu
Với trên 300 ngày nắng trong năm tại Ninh Thuận, do đó khu vực Núi Chúa có khí hậu nóng và khô, ở độ cao dưới 600m, chủ yếu là rừng bán hoang mạc với những loài cây bụi, lá cằn cỗi và đầy gai. Tuy nhiên, từ 600m trở lên là rừng thường xanh với thảm động thực vật phong phú, và từ 800m trở lên là xuất hiện nhiều loại cây lá kim, như cây Hoàng Đàn Giả, cây Kim Giao, Thanh Tùng, Thông Tre...
- Mùa hè khí hậu nóng, khô cằn khắc nghiệt
- Mùa mưa từ tháng 11, 12 gió mạnh kèm theo mưa
Địa hình đa dạng
Chỉ với cung đường trekking 20 km Núi Chúa ta đã trải nghiệm được các loại địa hình khác nhau như: đường dốc, đường mòn, đường ven suối, đường mòn băng rừng, đường mòn băng qua thung lũng với gió mạnh, đường mòn với cát và đá và đường dốc xuống trơn trượt
Vắt ở Vườn quốc gia Núi Chúa
Vào mùa mưa khoảng tháng 11, 12 Vắt thường xuất hiện ở hai cánh rừng gần đỉnh Núi Chúa. Khu vực này không quá rộng nhưng do dất thường ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho vắt phát triển. Chỉ cần trang bị đúng cách thì bạn có thể vượt qua dễ dàng
Tắm suối ở vqg Núi Chúa
Cung đường trekking Núi Chúa 2 ngày 1 đêm có đi qua hai con suối lớn đó là suối Ô Lim và suối Lồ Ồ, đó là nguồn cung cấp nước cho các trekker cũng như là nơi thư giãn cơ bắp và tắm suối mát lạnh tại đây
Gió như phang khu vực từ thung lũng Ô Lim đến đỉnh Núi Chúa
Để cảm nhận một cách chân thực nhất câu nói gió như phang, thì khoảng tháng 11, 12 bạn đi trek lên đỉnh Núi Chúa sẽ hiểu được ngay gió mạnh đến thế nào. Khu vực này không hiểu tại sao có lẽ vì gió quá mạnh mà các cây cổ thụ to có khuynh hướng phát triển cành nghiêng mình sang một bên. Còn bên dưới đa phần là cả một thung lũng cỏ lau. Đi trên những đường dôc quanh đây, ngoài việc dùng gậy trek làm điểm tựa, bạn có thể nắm những cụm cỏ lau bên đường để làm điểm tựa khi đi ngang qua
Post a Comment