• Home
  • Tham quan làng hoa Sa Đéc ngày cận tết

Tham quan làng hoa Sa Đéc ngày cận tết

Còn khoảng 30 ngày nữa mới đến tết, thế nhưng không khí tết đang ngập tràn tại làng hoa Sa Đéc, đơn giản vì đây là làng hoa lớn nhất miền nam, cung cấp hoa chủ yếu cho tphcm và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Giữa trưa mà bãi đậu xe khách du lịch tại làng hoa đã kín chỗ, đâu đó hàng hoa đã bắt đầu cho lên xe tải xuất đi những tỉnh xa, bà con nông dân đang cặm cụi sắp xếp từng rọ hoa đẹp trước vườn nhà để thu hút khách ghé tham quan. Khách du lịch thì nô nức đi dạo quanh các vườn hoa cả khu vực, để tìm ra những góc đẹp nhất cho những tấm ảnh của mình. Những du khách lớn tuổi, muốn đi dạo một vòng quanh làng hoa cũng rất thuận tiện, vì làng hoa Sa Đéc đã đưa vào hoạt động xe điện tham quan.

Đến với làng hoa Sa Đéc, du khách không quên mua về cho mình những chậu hoa xinh xắn với giá rất hữu nghị, ngoài ra trong khu vực làng hoa Sa Đéc cũng đã hình thành những quán cafe sân vườn, thích hợp cho du khách nghỉ chân và ngắm hoa.

Làng hoa Sa Đéc hay còn gọi là làng hoa Tân Quy Đông, nằm ngay thành phố Sa Đéc, cách tphcm 150 km, khoảng 3 tiếng đi xe hơi. Thời gian di chuyển như vầy thì hơi xa, du khách có thể kết hợp tham quan những điểm đến khác hấp dẫn gần đó vườn quýt hồng Lai Vung, tham quan vườn, mua trái cây, mua nem Lai Vung về làm quà.


Ảnh và bài: An Bùi

Vận chyển hàng hoa đi bán sỉ
Vận chyển hàng hoa đi bán sỉ

Nghỉ xả hơi
Nghỉ xả hơi

Làm thì có mệt, nhưng cười thì rất tươi
Làm thì có mệt, nhưng cười thì rất tươi

Chăm chút từng chậu bông trước cổng nhà, để thu hút du khách
Chăm chút từng chậu bông trước cổng nhà, để thu hút du khách

Thanh niên rất hào hứng với bức tranh hoa tại Sa Đéc
Thanh niên rất hào hứng với bức tranh hoa tại Sa Đéc

Người nông dân đang tưới tắm vườn hoa
Người nông dân đang tưới tắm vườn hoa
  • Home
  • Tham quan vườn quýt Lai Vung - Phấn khích trên từng múi quýt

Tham quan vườn quýt Lai Vung - Phấn khích trên từng múi quýt

Những dịp cận tết, những vườn trái cây nam bộ là những địa chỉ đỏ để những người yêu thích du lịch xanh tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây trái mà một năm chỉ có một lần, quýt hồng Lai Vung là một điển hình hấp dẫn.

Quýt hồng Lai Vung được người dân Lai Vung chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận cả năm, chỉ mong đến dịp cận tết thu hoạch, cũng chính vì lý do đó mà vào những dịp này, những vườn quýt là một trong những điểm tham quan thú vị khi du lịch miền tây kết hợp với vườn hoa Sa Đéc và các chợ nổi tấp nập trái cây, hoa tết.

Thời điểm đi tốt nhất để tham quan quýt Lai Vung là 30 ngày trước tết ta

Lai Vung cách tphcm khoảng hơn 3.5 tiếng đi xe hơi, mặc dù quãng đường chỉ khoảng 160 km

Những vườn quýt có ngay trên đường dọc theo tỉnh lộ 851, đây là những vườn có kèm theo dịch vụ tham quan du lịch. Nếu bạn muốn tham quan vườn quýt chính hiệu của nông dân, với vườn cây trĩu quả thì liên hệ những nhà nông. Ở đây mình giới thiệu vườn nhà anh Tiếp, anh Sơn - 01203002353 ở Lai Vung. 

Mua gì làm quà: dĩ nhiên la quýt hồng rồi, giá khá mềm khoảng 15-20 k / kg. Ngoài ra còn có nem Lai Vung nổi tiếng nữa.

Ảnh và bài: An Bùi

Cổng chào du lịch Lai Vung, Đồng Tháp
Cổng chào du lịch Lai Vung, Đồng Tháp

Tham quan vườn quýt của nhà anh Tiếp, Lai Vung
Tham quan vườn quýt của nhà anh Tiếp, Lai Vung

Quýt tròn, đều, đang chờ 20 ngày nữa đến tết để thu hoạch
Quýt tròn, đều, đang chờ 20 ngày nữa đến tết để thu hoạch

Trái khá nhiều, phải dùng xào để chống cành
Trái khá nhiều, phải dùng xào để chống cành

Vườn quýt của nhà nông thứ thiệt, trái rất sai quả
Vườn quýt của nhà nông thứ thiệt, trái rất sai quả

Vườn cây chi chít quả, Quýt hồng và Quýt đường
Vườn cây chi chít quả, Quýt hồng và Quýt đường

  • Home
  • Hướng dẫn gói bánh chưng cổ truyền vào dịp tết

Hướng dẫn gói bánh chưng cổ truyền vào dịp tết

Hướng dẫn gói bánh chưng cổ truyền vào dịp tết
Hướng dẫn gói bánh chưng cổ truyền vào dịp tết

Ý nghĩa của bánh chưng

Ở Việt Nam, bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng khi vua Cha yêu cầu các con dâng 1 loại bánh cúng đất trời. Chiếc bánh chưng do Lang Liêu làm đầu tiên khiến vua cha vô cùng vui mừng và truyền ngôi. Với gạo nếp là chính, thông điệp "Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ"

Cũng theo ý nghĩa đó nên ngày nay, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của các dịp lễ tết, đặc biệt là Tết cổ truyền.

Quan trọng hơn nữa, tục lệ nấu bánh chưng này đòi hỏi anh em trong nhà phải về giúp nhau một tay thì mới nấu đủ cho và kịp cả nhà và bạn bè thân hữu, giúp mang lại ý nghĩa đoàn viên. Nếu về quê mà nấu thì không khéo cả đêm phải canh lò, đuổi muỗi cùng nhau, khi đó mới thấm thía vị mặn ngọt của một cái bánh


Nguyên liệu đã cho vào đủ khuôn bánh, chuẩn bị gói bánh
Nguyên liệu đã cho vào đủ khuôn bánh, chuẩn bị gói bánh

Nguyên liệu: gạo nếp và đậu xanh
Nguyên liệu: gạo nếp và đậu xanh

Lá dong dùng để gói bánh chưng
Lá dong dùng để gói bánh chưng

Làm cách nào để tự gói bánh chưng

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nếm thử vị bánh chưng thơm ngon, đậm đà nhân bánh trong và mềm dẻo của nếp bao quanh bên ngoài. Nếu bạn muốn trổ tài nấu bánh chưng một lần thì sao? Viet Ventures xin phép chia sẻ bí quyết tự nấu bánh chưng ngon như ngoài hàng mà ai cũng có thể làm được. Cùng theo dõi xem nhé.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Gói bánh chưng cần phải chọn lá dong loại bánh tẻ (loại lá không non cũng không già) để làm lớp áo bánh bên ngoài. Thứ hai là dây buộc bánh phải là loại lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy.

Phần bánh chưng với gạo nếp là chính, nên chọn gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới.

Còn đậu (đỗ) xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp, đem nấu chín và nghiền nhỏ.

Khi lựa chọn thịt ba chỉ nên chọn có phần nạc, mỡ, đều và dày. Phần bì mỏng, không nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn. Và một số gia vị: muối, hạt tiêu..

1. Các bước sơ chế

Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo

Bước 1: Đậu (đỗ) xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với một muỗng canh muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu. Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở). Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó người gói bánh xóc gạo với một muỗng canh muối và một muỗng canh hạt nêm.

Bước 3: Rửa sạch lá dong, nếu lá không sạch, bánh sẽ nhanh hỏng. Dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, bạn không cắt sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt.

2. Hướng dẫn thực hiện

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt.

Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.

Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, bạn gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

Cách gói bánh bằng khuôn

Xếp lá: giống y như xếp để gói bằng tay! Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau như hình, tiếp đó bạn đặt ngang mặt xanh của một lá dong khác lên hai lá xếp dọc. Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau và úp ngược khuôn trong vào trước này.

Bước tiếp theo của cách gói bánh chưng bằng khuôn, bạn cần cho nguyên liệu gói bánh chưng vào. Đầu tiên bạn đổ một bát gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó bạn cho một nắm đậu xanh lên, dàn đều.

Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh. Cuối cùng bạn đổ tiếp một bát gạo nếp lên trên cùng rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều bánh chưng.

Sau khi cuốn gọn gàng các lớp lá thừa, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi bạn buộc lạt mỏng.

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt, chỉ cần lạt buộc mềm nhưng chặt, không làm chiếc bánh bị nhăn nhúm mà cần phải buộc đối xứng để chiếc bánh thêm vuông.

3. Luộc bánh

- Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Quá trình xếp bánh phải nén bánh nếu không nén bánh, bánh sẽ bị nở và bục. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

- Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nếu dùng nước lạnh sẽ khiến bánh bị nửa chín nửa sống.

- Luộc bánh được 6 tiếng, vớt bánh chưng ra rửa qua bằng nước lạnh cho bánh không bị nhớt, chín đều. Thay nước mới rồi luộc tiếp bánh chưng sẽ ngon hơn.

- Nấu trong 10-12 tiếng, bánh chín, vớt bánh ra rửa sạch bánh trong nước đun sôi để nguội rồi để ráo. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc và vuông trong vài giờ.

- Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi. Chúc các bạn thành công khi gói bánh chưng!

Yêu cầu thành phẩm:
- Hình thức: Lạt buộc phải mềm, chắc, không bị bung, nhân bánh không bị tràn ra ngoài. Lá khi chín màu xanh rêu đẹp mắt.

- Chất lượng: Nếp đạt độ chín vừa, không quá nhão hoặc quá khô. Phần nhân phải ngon vị vừa ăn.

- Đạt được 2 yêu cầu trên thì sản phẩm Bánh Chưng mới thực sự hoàn hảo.

Tự mình làm ra được một chiếc bánh chưng truyền thống lúc nào cũng thật tuyệt vời phải không các bạn?
Nếu không có thời gian, chúng ta vẫn có thể chọn những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh để mua bánh về cúng gia tiên như siêu thị MM market, Coopmart, Như Lan... Dù thế nào thì bánh chưng vẫn là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết, là linh hồn của người Việt, là món ăn gợi nhớ đến bữa cơm sum họp với gia đình của những người xa quê, gợi nhớ đến quê hương Việt Nam những ngày đầu xuân.

Bài: Ngọc Tuyết | Ảnh: Ngọc Minh | Tour Trekking

Vietnam Travel Agency

Hanh Trinh Viet - Viet Ventures
We are travel agency in Ho Chi Minh City since 1999, major on organizing tailor made tour for private group travel throughout Vietnam, the art photography tour and the hospitality management
Lang Truong Tho Farm Camping
Reservation minhbui@dulichhanhtrinhviet.com +84909.088.715
Photo Tour Vietnam
Reservation victorbuian@gmail.com WhatsApps +84908.618.571

Blog Archive